Từ khóa nổi bật

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Cây củ chi có gây độc hại không

by Nguyen nhung  |  in cây có lợi at  11:48
Cây củ chi được người ta cho răng là cây có tính độc ở trong, ng bà tôi còn kể, hồi đó cây Củ Chi nhiều, người ta cưa về đóng giường, đóng phản nằm, mà lỡ le lưỡi liếm trúng một cái là cứng lưỡi, cứng họng ngay. Củi Củ Chi đốt lên, khói bay khiến cả làng hôn mê luôn chớ giỡn”.
Bài này sẽ giải oan cho cây Củ Chi
Cuối cùng, chúng tôi cũng được “mục sở thị” gốc cây “tử thần” còn sót lại ở xã Phú Hòa Đông. Gốc cây được xây tường bịt kín gốc, cành lá xanh um, rợp một góc đường.
Theo cụ Sáu, tường xi măng xây ngăn lại là để trẻ con không lượm trái Củ Chi về chơi, chứ không phải để “bảo vệ cây thiêng” như người ta vẫn thường đồn. Một số người đi cùng chúng tôi nói thêm vào: “Cái cây độc như quỷ vậy, thiêng gì ở đây”.
Ông Nguyễn Tấn Tài, ngụ xã Phú Hòa Đông, cười xòa khi nghe chúng tôi hỏi về việc vì sao người dân lại quá e dè với gốc cây Củ Chi này.
Ông Tài nói: “Người ta sợ cũng phải thôi, bởi quả là hiếm có loài cây nào mà độc như Củ Chi. Ông bà tôi còn kể, hồi đó cây Củ Chi nhiều, người ta cưa về đóng giường, đóng phản nằm, mà lỡ le lưỡi liếm trúng một cái là cứng lưỡi, cứng họng ngay. Củi Củ Chi đốt lên, khói bay khiến cả làng hôn mê luôn chớ giỡn”.
Trên thực tế, Củ Chi lại là vị thuốc quý đang trên đà tuyệt chủng. Các sách Đông y ghi lại, Củ Chi còn có tên gọi là Cổ Chi, Hoàng Đàn, hay Võ Doản, .v.v. Trong tất cả các bộ phận của cây Củ Chi từ thân, lá, hạt, đến vỏ, .v.v. đều chứa hàm lượng chất Strychnin rất cao. Đây là loại chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ là đủ làm tê liệt tất cả mọi hoạt động của một cơ thể khỏe mạnh, khiến người bị nhiễm độc bị trụy tim mạch rồi tử vong tức khắc.
Tuy vậy, hạt và vỏ cây Củ Chi sau khi chế biến đem ngâm rượu sẽ thành loại thuốc xoa bóp trị được bệnh đau lưng, nhức mỏi vô cùng công hiệu…
Độc tính của Củ Chi nếu dùng với liều lượng thích hợp, có thể kích thích dây thần kinh, điều hòa hoạt động thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh tủy, lại có tác dụng khai thông vị giác, tốt cho tiêu hóa.
Nhưng cây Củ Chi lại rất khó trồng, tỉ lệ này mầm rất thấp, cứ 1000 hạt thì chỉ có khoảng 5 – 7 hạt có thể nảy mầm thành cây. Cũng vì lý do này mà Củ Chi ngày càng khan hiếm, đồng nghĩa với việc giá trị kinh tế của loài cây kịch độc này lại được nâng cao.
Hiện nay, huyện Củ Chi đã chủ động khôi phục loài cây này bằng cách trồng thử nghiệm khoảng 50 cây Củ Chi tại rừng di tích Bến Đình. Nhưng sau 10 năm, cây chỉ mới có đường kính khoảng 15cm và có dấu hiệu chậm lớn.
Trở lại với gốc cây “tử thần” còn sót lại ở xã Phú Hòa Đông, cụ Trần Văn Sáu nói với chúng tôi: “Ở đây dân người ta sợ gốc cây này lắm, hay đồn là có tiếng khóc, có bóng người trên cành cây… Nhưng mà không có đâu. Sở dĩ phải đồn như vậy để con nít nó biết sợ mà tránh xa gốc cây này ra. Chứ lỡ đứa nào không biết, ăn nhằm phải lá hay trái của nó ngộ độc là chết oan mạng”.
Vì lý do an toàn, nên dẫu tin hay không tin, thì những câu chuyện hoang đường về loài cây “tử thần” được đặt tên cho đất thép vẫn được người dân lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với sự “chính đáng” này, xem ra, cây thuốc Củ Chi còn phải chịu hàm oan dài dài…

© 2013 Điện hoa Hà Nội. Thiết kế bởi mỹ phẩm nhật chuyên cung cấp dao cạo râu Gillette 5 lưỡi | Blogger templates by Bloggertheme
Proudly Powered by Flower Hanoi.