Từ khóa nổi bật

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Ung thư vòm họng có nguyên nhân từ đâu

by Nguyen nhung  |  in Nguyên nhân ung thư vòm họng at  15:47
Quan hệ tình dục bằng miệng được coi là ân toàn với những người chưa muốn sinh con nhưng vẫn muốn làm cho bạn tình được thoải mãi. Nhưng theo nghiên cứu gần đây thì hành động này cũng có nguy cơ cao gây nên căn bệnh quái ác này, ung thư vòm miệng gây ra chủ yếu bởi chủng vi-rút HPV 16 và 18, chủng vi-rút HPV gây bệnh ở đường sinh dục chỉ đứng sau chlamydia.
Nếu như trong quá khứ ung thư vòm họng là một căn bệnh còn khá xa lạ với nhiều người thì khoảng một vài năm trở lại đây, chúng ta đã không còn quá ngạc nhiên với sức tàn phá kinh khủng của nó. Theo số liệu thống kê từ Mỹ, số bệnh nhân mắc ung thư vòm họng là 8/1 triệu dân số thì đến năm 2004, con số này đã gia tăng thành 26/1 triệu.
Ở Việt Nam, gần đây việc nam người mẫu Duy Nhân bị chẩn đoán ung thư vòm họng đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cao bị phơi nhiễm HPV trong giới trẻ. Trên thực tế, chúng ta đang trên đà hội nhập với nền văn minh thế giới nên rõ ràng, quan niệm tình yêu cũng như tình dục của một bộ phận không nhỏ giới trẻ có phần thoáng hơn. Nhiều cặp đôi cho rằng, 'yêu bằng miệng' là biện pháp tốt nhất vừa củng cố mối quan hệ lại vẫn có thể 'giữ cho nhau' mà không lo ngại mang thai ngoài ý muốn.



Tuy nhiên, oral sex không hề an toàn như chúng ta thường nghĩ. Việc quan hệ tình dục qua đường miệng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, u nhú, sùi mào gà… Đặc biệt, nguy cơ ung thư vòm họng sẽ đặc biệt ở mức báo động đỏ, lên đến 340%, ở những người quan hệ bằng miệng với 6 bạn tình trở lên.
Một điều các nhà khoa học chưa thể lý giải đó là tỷ lệ mặc bệnh ung thư vòm họng ở đàn ông luôn cao hơn phụ nữ. Một nạn nhân nổi tiếng đã từng thừa nhận bị ung thư vòm họng do oral sex quá nhiều là nam tài tử Hollywood Michael Douglas. Trong bài phỏng vấn với tờ The Guardian, ông thẳng thắn: 'Tôi đã lo rằng việc quá căng thẳng do chuyện của con trai khiến mình mắc bệnh. Thế nhưng, chính căn bệnh lây nhiễm tình dục mới là nguyên nhân'. Đến thời điểm hiện tại, sau khi được hóa trị nam diễn viên đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh quái ác nhưng vẫn phải kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần.
Khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh tương đối cao, xấp xỉ khoảng 90%. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có vi-rút HPV trong người đều phát triển thành ung thư ngay lập tức mà vi-rút sẽ sống tiềm tàng trong cơ thể, đợi hệ miễn dịch suy yếu mới gây bệnh.
Biện pháp an toàn khi 'yêu bằng miệng
Tài tử Michael Douglas đã rất may mắn khi được điều trị ung thư vòm họng khỏi bệnh (Ảnh: CBS)
Chỉ nên quan hệ tình dục bằng miệng với những người thực sự tin tưởng và tốt nhất không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
Từ chối oral sex nếu phát hiện bạn tình có triệu chứng viêm nhiễm, có mụn, lở loét ở vùng kín.
Có thể bảo vệ bản thân bằng bao cao su hoặc màng chắn miệng.
Đặc biệt lưu ý, sau khi oral sex thì không nên đánh răng vì nó sẽ tạo vết xước khiến vi-rút lây lan dễ dàng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế thì chỉ nên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
Thanh thiếu niên, đặc biệt là nam giới nên tầm soát ung thư vòm họng 6 tháng/lần và tiêm chủng vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh do vi-rút HPV gây ra.
Xem thêm tại đây: http://daotoangroup.blogspot.com/2015/02/tiem-an-tu-quan-he-he-bang-mieng-ban-nen-biet.html

bác sĩ thường sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán ung thư hắc tố

by Nguyen nhung  |  at  10:07
U hắc tố có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da. Ở nam giới, nó thường xuất hiện ở phần thân (giữa vai và hông) hoặc là vùng đầu và cổ. Ở nữ giới, u hắc tố thường xuất hiện ở phần dưới chân, u hắc tố hiếm khi xuất hiện ở những người da đen và những người có da sẫm màu. Khi nó xuất hiện ở những người da sẫm màu thì thường ở dưới móng tay hoặc móng chân hoặc ở lòng bàn tay hoặc là gan bàn chân. Nguy cơ phát triển u hắc tố tăng lên theo độ tuổi, nhưng loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, u hắc tố là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở thanh niên.
1. Các triệu chứng gợi ý chẩn đoán.
Ung thư hắc tố có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tỉ lệ trên da là hơn 90%, ngoài ra còn các vị trí khác như võng mạc mắt, màng não, đại trực tràng. Triệu chứng ung thư hắc tố điển hình là sự thay đổi tính chất của nốt ruồi cũ, một tổn thương sắc tố cũ hoặc ngay trên nền da thường.

Tỉ lệ thành công của cấy ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư máu

by Nguyen nhung  |  in ung thư tế bào máu at  09:35
Các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như thường xuyên đau nửa đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh này chưa được rõ ràng, nhưng những nguy cơ từ việc nhiễm Benzen, hút thuốc là, tiền sử điều trị hóa chất. Bệnh ung thư máu  thường khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Ung thư tế bào máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là hiện tượng gia tăng đột biến số lượng bạch cầu trong máu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi lượng bạch cầu trong máu quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn hồng cầu. Khi hồng cầu bị tiêu diệt gây ra hiện tượng thiếu máu, ung thư máu, nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ tử vong.



Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Điều trị ung thư tế bào máu bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị căn bệnh này.
1. Ghép tế bào gốc tạo máu là gì?
Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là phương pháp ghép tủy. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý huyết học và ung thư học. Các bác sỹ tiến hành ghép tế bào gốc lấy từ tủy xương hoặc từ máu để ghép vào cơ thể người bệnh nhằm điều trị các bệnh lý huyết học, miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý liên quan khác.
2. Lịch sử của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu?
Trong những thập kỷ trước những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tế bào máu cơ hội sống xót gần như không có. Phương pháp ghép tủy ra đời như một “dấu cộng đỏ” cho bệnh nhân mắc căn bệnh ác tính này.
Ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện vào năm 1965, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau 20 ngày thực hiện cấy ghép.
Ước tính đến năm 2000 cả thế giới đã thực hiện thành công khoảng 500.000 ca cấy ghép mang lại sự sống cho hàng triệu bệnh nhân.
3. Một số phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu phổ biến cho.
- Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân: Các tế bào được lấy từ cơ thể bệnh nhân đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt rồi được ghép trở lại cơ thể người bệnh.
- Phương pháp cấy ghép tế bào dị thân: Các tế bào cấy ghép được lấy từ một cơ thể khác đi nuôi cấy và đem ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ưu điểm của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh từ tế bào cũ. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại rủi do cao, nếu tế bào ghép không tương đồng thì nguy cơ tử vong cao.
- Phương pháp ghép từ tế bào máu ngoại vi: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp tủy của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm tế bào ung thư, hoặc phương pháp nuôi cấy tế bào tủy xương thất bại. Thực hiện phương pháp này các bác sỹ sẽ tiến hành huy động và tách chiết tế bào bằng các thiết bị hiện đại sau đó sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân.

Ung thư tinh hoàn có nguyên nhân ung thư tinh hoàn

by Nguyen nhung  |  in nguyên nhân ung thư tinh hoàn at  09:16
Bệnh ung thư tinh hoàn là loại bệnh khởi phát âm thầm nhưng bệnh tình rất nghiêm trọng, một khi phát hiện này mà không kịp thời điều trị tế bào ung thư sẽ phát triển và di căn rất nhanh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ung thư tinh hoàn sẽ gây ra hiện tượng đau tinh hoàn, sưng, cứng, khối u trong tinh hoàn gây cho bệnh nhân có cảm giác trĩu nặng, hoặc ngực và núm vú to ra bất thường như phụ nữ. Nguyên nhân chính gây ra ung thư tinh hoàn đó chính là những người có tinh hoàn ẩn, hoặc có thể là do đột biên gen.
Một công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Elizebeth Papley thuộc viện nghiên cứu ung thư Anh được đăng tải trên tạp chí Nature Genetics cho biết đã phát hiện gen đột biến gây bệnh ung thư tinh hoàn.
Các công trình nghiên cứu độc lập tại Mỹ và Anh đã tìm thấy 2 gen liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn giúp lý giải vì sao căn bệnh này có tính di truyền hay không đồng thời mở ra hướng xác định những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao.



Sau một thời gian nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhận định được (nguyên nhân ung thư tinh hoàn) nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn từ đột biến gen. Những gen đột biến có một vòng xoắn bất thường, một phiên bản phổ biến của gen được gọi là KITLG gây hại rất lớn cho cơ thể và có nguy cơ phát triển thành tế bào ung thư.
Những nam giới có gen KITLG ngoài có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Những nam giới có gen KITLG phổ biến được sao chép 2 lần tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 4,5 lần so với những nam giới có phiên bản sao chép bình thường. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn trong độ tuổi 15-45 tuổi. Theo ước tính tại Anh hàng năm có khoảng 2 000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
Các nhà khoa học thuộc Viện Sức Khỏe Quốc Gia Mỹ cũng phát hiện ra nguy một loại gen khác nguy cơ gây bệnh ung thư cao là gen PDE11A. Các nhà khoa học đã phân tích gen AND của 95 bệnh nhân mắc bệnh ung thư tinh hoàn và nhận thấy 7 đột biến trong gen PDE11A, ở những nam giới khỏe mạnh các nhà khoa học không phát hiện ra biến đổi ở gen này.
Đại diện nhóm nghiên cứu Tiến Sỹ Constantine Stratakis Trưởng khoa Nội Tiết và Di Truyền học thuộc Viện Sức khỏe trẻ em và sự phát triển cho biết “những đột biến gen này không trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhưng sự xuất hiện của nó làm tăng mức độ nhạy cảm của khối u”.

Virus có liên quan đến bệnh ung thư vòm họng như thế nào

by Nguyen nhung  |  in ung thư vòm họng at  08:48
Ung thư vòm họng tiến triển qua nhiều giai đoạn, vì thế , tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xem bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào. hiện nay chưa được các nhà khoa học xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, khi bạn bị nhiễm virus Epstein-Barr, rất có thể virus đó có liên quan đến bệnh ung thư vòm họng, tuy rằng điều này chưa được chứng minh một cách đầy đủ. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy có những mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của tế bào trong vòm họng nhưng nhiều trường hợp khác, nhiễm virus Epstein-Barr lại phục hồi hoàn toàn.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vòm họng là một điều không dễ dàng, vì thường bệnh chỉ phát tác khi bệnh nhân đã nhiễm bệnh ở giai đoạn cuối. Mặc dù việc phát hiện ra bệnh là không dễ dàng nhưng bạn cũng cần có ý thức cảnh giác với bệnh, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa ung bướu khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi.
Triệu chứng ung thư vòm họng thường gặp gồm:

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

by Nguyen nhung  |  in chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt at  20:22
Vị trí thường gặp nhất của u tyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%). Theo quy luật chung, ở người trưởng thành, tuyến nước bọt càng nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là ác tính.Chuẩn đoán ung thư tuyến nước bọt:
Sinh thiết bằng kim hút nhỏ là một thủ thuật đơn giản có thể phân biệt tổn thương ung thư hay không ung thư; và nếu chẩn đoán là ung thư thì có thể tư vấn cho bệnh nhân và chuẩn bị cho bác sĩ ngoại khoa tiến hành phẫu thuật triệt để hơn, tức có thể phải cắt dây thần kinh mặt hoặc vét hạch cổ.

© 2013 Điện hoa Hà Nội. Thiết kế bởi mỹ phẩm nhật chuyên cung cấp dao cạo râu Gillette 5 lưỡi | Blogger templates by Bloggertheme
Proudly Powered by Flower Hanoi.